Return to site

TOP 8 Thông tin quan trọng về quá trình thụ tinh không nên bỏ qua

· Mang thai

Quá trình thụ tinh là gì? Diễn ra như thế nào? Làm thế nào để tăng cơ hội thụ tinh… Tất cả sẽ có trong bài viết sau. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Thụ tinh là gì?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Theo các bác sĩ chuyên khoa về phụ sản cho biết, thụ tinh hay thụ thai thai là quá trình trứng rụng. Sau đó, được thụ tinh bám vào thành tử cung làm tổ và phát triển thành thai.

Chị em lưu ý để giúp quá trình thụ thai nhanh chóng, sau khi quan hệ người vợ nên nằm ngửa với một cái gối kê dưới hông khoảng 30 phút để giúp tinh trùng bơi nhanh đến gặp trứng đang đứng đợi sẵn.

Quá trình thụ thai diễn ra ở đâu?

Trong một thai kỳ bình thường thì ống dẫn trứng chính là nơi quá trình thụ thai xảy ra. Nếu chỉ tính mang thai tự nhiên thì thụ thai sẽ bắt đầu khi một người đàn ông và một người phụ nữ quan hệ tình dục với nhau. Người đàn ông phóng tinh dịch vào âm đạo của người phụ nữ.

Mỗi lần phóng tinh, trong tinh dịch có thể chứa khoảng 150 triệu tinh trùng tiến vào ống dẫn trứng. Nhưng chúng phải bơi với tốc độ nhanh nhất có thể vì tinh trùng sẽ chết sau 12-48 giờ rụng trứng.

Ngoài ra, quá trình thụ tinh có thể xảy ra ở các bộ phận khác của tử cung. Hoặc thâm chí là bên ngoài đường sinh dục trong trường hợp người phụ nữ vị chứng viêm vùng chậu. Những trường hợp này được gọi là mang thai ngoài tử cung, thai sẽ không thể giữ lại và cũng gây nguy hiểm lớn cho người mẹ.

Chuẩn bị cho quá trình thụ thai

Để quá trình thụ thai diễn ra thì hai “nhân vật” chính là tinh trùng và trứng phải ở trong tư thế sẵn sàng.

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Vận chuyển tinh trùng đến địa điểm thụ thai

Việc vận chuyển tinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Tinh trùng phải có khả năng tự đẩy mình qua môi trường âm đạo và cổ tử cung.

- Môi trường này trong tử cung người phụ nữ, dưới sự kiểm soát hoocmon tuần hoàn, phải thuận lợi để thừa nhận tinh trùng mà không phá hủy chúng.

- Tinh trùng phải có khả năng chuyển thành một dạng có thể xâm nhập vào màng tế bào của trứng (gọi là điện tích).

Sau khi xuất tinh, tinh dịch tạo thành một gel bảo vệ tinh trùng khỏi môi trường axit của âm đạo. Gel được hoá lỏng trong vòng 20 đến 30 phút bởi các enzyme từ tuyến tiền liệt. Sự hóa lỏng này rất quan trọng để giải phóng tinh trùng và vận chuyển nó đến nơi thụ tinh.

Những tinh trùng được bảo vệ và có tốc độ di chuyển nhanh nhất sẽ đi qua các lớp niêm mạc cổ tử cung bảo vệ lối vào tử cung. Trong quá trình rụng trứng, rào cản này trở nên mỏng hơn và thay đổi tự thay đổi nồng độ axit để tạo ra một môi trường thân thiện hơn cho tinh trùng. Chất nhầy cổ tử cung hoạt động như một hồ chứa để tinh trùng tổn tại trong đó.

Một khi tinh trùng đã vào tử cung, các cơn co thắt sẽ đẩy tinh trùng tiến vào ống dẫn trứng. Tinh trùng đầu tiên nhập vào ống vài phút sau khi xuất tinh. Tuy nhiên, tinh trùng đầu tiên có thể không phải là tinh trùng thụ tinh. Tinh trùng có thể sống sót trong hệ thống sinh dục nữ trong vòng 5 ngày.

Vận chuyển trứng đến địa điểm thụ thai

So với tinh trùng, trứng sẽ có mặt sớm hơn tại địa điểm thụ thai. Quá trình vận chuyển trứng bắt đầu từ khi trứng rụng và kết thúc khi trứng đến tử cung.

Sau khi rụng trứng, các sợi tua nằm rải rác trên buồng trứng sẽ chịu trách nhiệm cho việc lấy trứng và đưa nó vào ống dẫn trứng. Quá trình này còn được hỗ trợ bởi sự co bóp của các cơ tử cung. Sẽ mất khoảng 30 giờ sau khi rụng để trứng có thể đến ống dẫn trứng và chờ tinh trùng đến.

Các vấn đề như nhiễm trùng khung chậu và nội mạc tử cung có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng. Vvì chúng khiến lớp lông mao hay tua nằm trong buồng trứng và ống dẫn trứng bị tổn thương.

Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Sự kết hợp giữa tinh trùng của người bố và trứng của người mẹ chính là quá trình thụ thai. Sau khi quan hệ tình dục, phái nam bắn khoảng 300 tới 500 triệu tinh trùng vào âm đạo của người phụ nữ.

Tại đây, các tinh binh sẽ bắt đầu chặng hành trình “gian nan” để kết hợp với trứng mà tỉ lệ “sống sót” là vô cùng thấp. Các tinh trùng “bơi” từ âm đạo vào tử cung và tiếp tục quãng đường dài tới 20cm vào ống dẫn trứng.

Trên đường đi, các tinh binh sẽ giảm dần về số lượng do gặp phải dịch nhầy cổ tử cung và môi trường có tính axit cao trong âm đạo. Những tinh trùng khỏe nhất tiến được tới ống dẫn trứng còn phải “xem xui rủi”. Bởi nếu không đúng vào ngày rụng trứng thì sẽ chẳng có quá trình thụ thai nào diễn ra cả, và tinh trùng thì chỉ có thể tồn tại thêm tối đa 72 giờ ở ống dẫn trứng mà thôi.

Tương tự với trứng, sau khi rụng trong vòng 12-24 giờ mà không có tinh trùng nào kết hợp thì kết quả chính là kinh nguyệt mà chị em vẫn có hàng tháng.

Khi tinh trùng gặp trứng không có nghĩa là chúng đã kết hợp được với nhau ngay mà tinh trùng còn phải “phá vỏ trứng” chui vào. Chỉ 1 tinh trùng duy nhất có thể vào trong vì sau khi đã có tinh trùng kết hợp với noãn. Trứng sẽ tiết ra chất làm lớp vỏ cứng lại để không còn tinh trùng khác chui vào.

Trứng và tinh trùng sau đó sẽ diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử trong vòng 12 giờ tiếp theo. Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu cũng phụ thuộc vào thời gian kết hợp của trứng và tinh trùng.

Các bước quan trọng trong quá trình thụ thai

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Rất khó để xác định chính xác ngày bạn bắt đầu có thai. Các bác sĩ thường xác định dựa vào ngày kinh cuối, tức là khoảng 2 tuần trước khi sự thụ thai diễn ra. Chi tiết quá trình thụ thai diễn ra như sau:

  • Trứng rụng

Mỗi tháng một lần, trứng sẽ thoát khỏi nang và rụng một vài tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

  • Hormon tăng lên

Một khi trứng đã rụng, các phần còn lại của nang trứng sẽ biến thành thể vàng. Thể vàng sản xuất progesterone, estrogen, relaxin và inhibin kích thích tử cung sẵn sàng vận chuyển trứng bằng cách sinh ra một lớp dịch nhày trên các tua.

  • Trứng chuyển sang ống dẫn trứng

Trứng nằm trong ống dẫn trứng khoảng 24 giờ để đợi tinh trùng đến thụ tinh.

  • Điều gì xảy ra nếu trứng không thụ tinh

Nếu trứng không thụ tinh, nó sẽ đi qua tử cung và tan rã. Hooc môn trở lại bình thường, tử cung bóc lớp lót của nó, thải ra ngoài và chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

  • Tinh trùng đi tìm trứng để thụ thai

Sau khi quan hệ tình dục và người đàn ông phóng tinh vào âm đạo người phụ nữ, sẽ có từ 150 – 300 triệu tinh trùng tiến vào âm đạo. Các tinh trùng này sẽ bắt đầu hành trình tiến về phía trứng bằng cách bơi qua âm đạo đi tới tử cung và vào ống dẫn trứng. Trong quá trình đó, rất nhiều tinh binh sẽ bị “chết yểu” do gặp phải những “chướng ngại vật”.

Sau đó, số tinh trùng còn lại sẽ phải vượt qua một quãng đường 20cm từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng với tốc độ 2-3mm/phút. Thời gian ngắn nhất để chúng gặp được trứng là 45 phút. Cũng có những tinh trùng phải mất 12 giờ mới tới được ống dẫn trứng. Tại đây, nếu chưa gặp trứng, chúng có thể sống tối đa 3-5 ngày.

Tới khi gặp được trứng, giữa các tinh trùng sẽ xảy ra một “cuộc chiến“. Chúng thi nhau tiết một chất làm mềm vỏ trứng để chui được vào bên trong noãn. Sau khi có một tinh trùng đầu tiên chui được vào, trứng sẽ tiết ra một chất làm cứng lại vỏ để ngăn không cho các tinh trùng khác chui vào. 12 giờ tiếp theo, trứng và tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.

  • Quá trình thụ thai diễn ra

Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để vào tử cung, tìm nơi làm tổ.

Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào với 3 lần: lần 1 thành 2 tế bào mầm, lần 2 thành 4 tế bào mầm, lần 3 thành 8 tế bào mầm. Trong đó, có 4 tế bào mầm to, 4 tế bào mầm nhỏ. 4 tế bào mầm to sau này sẽ phát triển thành lá thai còn 4 tế bào mầm nhỏ hình thành lên lá nuôi.

Tế bào mầm nhỏ bắt đầu phát triển nhanh chóng, bao bọc lấy tế bào mầm to, tạo thành phôi dâu rồi hình thành lên một buồng chứa dịch đẩy các tế bào khác sang một bên, gọi là phôi nang. Khi tới được buồng tử cung, phôi nang đã hình thành xong. Quá trình này có thể mất vài ngày nhưng cũng có khi mất tới một tuần.

  • Cấy phôi vào thành tử cung, bắt đầu phát triển thành thai nhi

Khi tới được tử cung, phôi nang sẽ tìm một chỗ thích hợp để bám vào thành tử cung bằng cách chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, dần dần hình thành lên nhau thai. Còn lá thai là tiền đề để tạo thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Quá trình làm tổ này thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tức là tính từ lúc thụ tinh, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng 13 – 14 ngày.

Những yếu tố nào giúp quá trình thụ thai dễ thành công hơn?

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Theo như cơ chế bên trên, thì sức khỏe của tinh trùng và ngày rụng trứng chính là những yếu tố quan trọng nhất để quá trình thụ thai thành công.

Để cải thiện chất lượng tinh trùng, đàn ông cần có lối sống lành mạnh, có rèn luyện thân thể. Tránh xa chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn và thậm chí là ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là căn ngày quan hệ vào gần ngày trứng rụng.

Trong trường hợp quan hệ đúng ngày trứng rụng, thời gian để tinh trùng gặp được trứng chỉ vào khoảng 45 phút – 12 tiếng. Nhưng nếu cách ngày trứng rụng, tinh trùng sẽ phải đợi từ 2 – 3 ngày chờ trứng rụng hoặc sẽ “hi sinh” một cách vô ích.

Ngày nay, chị em ngoài cách tự căn ngày trứng rụng bằng cách tính độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Còn có thể sử dụng que thử rụng trứng để xác định ngày rụng trứng, giúp ích rất nhiều cho quá trình thụ thai.

Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu?

Quá trình thụ thai được tính từ khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử cho tới lúc phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh khoảng 3-4 ngày, trứng đã thụ tinh. Tức hợp tử bắt đầu di chuyển dần vào tử cung tìm chỗ làm tổ và phân bào 3 lần trên đường đi.

Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Quá trình làm tổ mất từ 7 -10 ngày.

Như vậy, nhìn chung quá trình thụ thai sẽ mất từ 13-14 ngày. Tuy nhiên, không phải làm tổ xong nghĩa là bạn đã thụ thai thành công. 1/3 trường hợp trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung nhưng vẫn không mang thai do hợp tử gặp đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

Vì vậy, bạn cần theo dõi kỹ những dấu hiệu của cơ thể như kinh nguyệt và các dấu hiệu báo mang thai sớm để chắc chắn bản thân có mang thai hay không.

Những dấu hiệu thụ thai thành công bạn nên biết

Đau tức ngực

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Chị em khi trứng thụ tinh đã cấy thành công vào thành tử cung thường thấy đau tức ngực.

Nếu mẹ nhận thấy ngực có cảm giác ngứa ran, mềm và sưng lên thì có thể đó là dấu hiệu đã “dính” bầu. Đây được cho là dấu hiệu thụ thai thành công báo rằng mẹ đã có thai. Tuy nhiên chị em đừng quá lo lắng nếu không nhận thấy những dấu hiệu này. Bởi không phải tất cả các mẹ bầu đều trải qua cùng một thay đổi như nhau.

Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khi tinh trùng đã gặp gỡ trứng thành công tạo thành phôi thai và cấy vào thành tử cung của mẹ. Sau một vài ngày, triệu chứng này cũng giảm dần và mẹ sẽ không còn cảm nhận thấy khó chịu nữa.

Cơn nóng bất chợt

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ trứng thụ tinh cấy thành công vào thành tử cung đó chính là cơn nóng bất chợt. Nó khiến bạn đỏ mặt, nóng bừng và đổ mồ hôi. Cơn nóng này có thể kéo dài đến 50 phút và xuất hiện đồng thời với một trong những dấu hiệu điển hình như ngực căng hay chuột rút.

Ngay sau khi mơ hồ nhận ra sự xuất hiện của một phôi thai trong tử cung với những dấu hiện trên. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách dùng que thử.

Ngoài những dấu hiệu thụ thai thành công kể trên, việc thụ thai còn có thể cho bạn những cảm giác rất khác với ngày thường. Bao gồm: buồn nôn, nhạy mùi, thèm ăn, đi tiểu nhiều hay đau lưng. Đây đều là những dấu hiện tiên khởi để giúp bạn biết được mình đã có mang trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ.

Máu báo

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Không phải mọi trường hợp trứng thụ tinh đã làm tổ trong tử cung cũng đều có dấu hiệu máu báo để xác nhận đã thụ thai. Nhưng đây vẫn được xem là dấu hiệu thụ thai thành công phổ biến và rõ ràng nhất.

Sau khi trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung, lớp niêm mạc tử cung vốn rất giàu dưỡng chất và nhiều máu sẽ bị bong tróc một phần và gây ra hiện tượng chảy máu hay còn gọi là máu báo.

Thời gian xuất hiện máu báo thường gần với ngày hành kinh của chu kỳ kế tiếp nên khá nhiều phụ nữ lầm lẫn giữa máu kinh và máu báo. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt nhất định để phân biệt giữa hai hiện tượng này.

Về màu sắc, máu báo thường sẫm màu hơn và có xu hướng chuyển sang nâu đậm thay vì máu tươi đỏ như máu kinh. Về lượng máu, máu báo cũng ít hơn máu kinh rất nhiều. Nó thường chỉ xuất hiện vài giọt và ngưng hoặc nếu nhiều hơn có thể kéo dài cả ngày nhưng lượng máu cực ít.

Dấu hiệu thụ thai thành công: Mệt mỏi

Mẹ luôn luôn tràn đầy năng lượng nhưng đột nhiên đến một ngày cảm thấy mệt mỏi mà không biết lý do. Đó cũng có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu.

Quá trình tiết hormone progesterone trong thai kỳ có thể làm cho mẹ bị kiệt sức. Hầu hết tất cả phụ nữ mới mang thai đều trải qua cảm giác này sau đó mới xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm. Tuy nhiên, hết 3 tháng đầu mẹ sẽ dần lấy lại được sức sống.

Màu sắc “nhũ hoa” thay đổi

Ngực của mẹ rất nhạy cảm trong suốt thai kỳ và nếu quan sát ngực mẹ sẽ thấy có nhiều thay đổi khi mới mang thai. Ngoài cảm giác đau, sưng, và mềm hơn thì màu sắc nhũ hoa cũng báo cho mẹ biết mình đã “dính” bầu.

Thông thường “nhũ hoa” chị em sẽ có màu hồng nhẹ nhưng khi mang bầu sẽ chuyển sẫm màu hơn và thường xuất hiện cùng những đường gân màu xanh trên vòm ngực. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm báo mẹ đã có con yêu.

Chuột rút

Đi đôi với máu báo, bạn cũng có thể bị chuột rút nhẹ. Lý do là vì tử cung lúc này đang điều chỉnh để có thể thích nghi với sự có mặt của một bào thai.

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Cơn chuột rút khi trứng thụ tinh cấy vào thành tử cung được mô tả khá giống với cảm giác chuột rút khi hành kinh. Bao gồm cơn đau nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng. Thời gian bị chuột rút do trứng thụ tinh làm tổ có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Mặc dù đây là dấu hiệu rất bình thường nhưng bạn cũng nên cẩn trọng với những vấn đề sức khỏe khác với mức độ nghiêm trọng đáng kể. Nếu chuột rút kéo dài ngày và xuất hiện thêm cơn đau dữ dội ở một bên hông. Hãy đi khám ngay vì đó có thể là do bạn đang mang ngoài tử cung.

Buồn đi vệ sinh liên tục

Bỗng dưng thời điểm này mẹ thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh hơn? Giữa đêm thức giấc vào nhà vệ sinh, liên tục đi vệ sinh trong giờ làm việc…?

Đừng vội đổ lỗi cho thận của mình bởi khi phôi thai đã cấy thành công vào thành tử cung, sẽ bắt đầu tiết ra lượng Hcg. Khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu hơn. Triệu chứng này sẽ còn theo mẹ bầu suốt thai kỳ.

Thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén và nhạy cảm với mùi

broken image

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Sự thay đổi về hooc-môn trong cơ thể có thể khiến bạn cảm thấy đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên. Đôi lúc “lên cơn” rất thèm một món nào đó và muốn ăn nó bằng được.

Ở tháng đầu mang thai, cơ thể phụ nữ có sự nhạy cảm hơn với các mùi xung quanh. Mùi gì cũng có thể làm bạn khó chịu, nặng hơn nữa là cảm giác buồn nôn, nôn ọe. Người ta thường gọi đó là hiện tượng ốm nghén.

Đôi khi bạn lại thấy ghét mùi nước hoa yêu thích trước đây của mình, mùi mồ hôi, mùi khói xe, thậm chí là mùi cơm sôi… Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn dễ nhạy cảm với mùi.

Trên đây là những thông tin về quá trình thụ tinh. Cũng như chia sẻ bí quyết để tăng khă năng thụ thai. Nếu chị em còn thắc mắc xung quanh vấn đề này, có thể gọi đến (028) 392 57 111- 038 558 1111 để được các bác sỹ tư vấn chi tiết.

broken image

Tìm kiếm liên quan đến Quá trình thụ tinh

quá trình thụ thai

quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi

quá trình rụng trứng